Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tử địa của 007

Siêu điệp viên lừng danh 007 xứ sương mù kỷ niệm 50 năm ngày xuất hiện trên màn bạc bằng bộ phim mới nhất: Skyfall (Tử địa Skyfall).

“Anh có biết quy tắc của cuộc chơi và anh đã chơi đủ lâu rồi”, câu nói của M (Judi Dench) - thủ lĩnh cơ quan tình báo hải ngoại Anh MI6 nói với James Bond (Daniel Craig) đủ để đặc tả về nhân vật siêu điệp viên đã luống tuổi bước ra từ tiểu thuyết của văn hào Anh Ian Fleming.

Nữ diễn viên Pháp Bérénice Marlohe trong vai Sévérine - kiều nữ mới của James Bond
Nữ diễn viên Pháp Bérénice Marlohe trong vai Sévérine - kiều nữ mới của James Bond
- Ảnh: Galaxy

James Bond trong Skyfall bị bắn gục và suýt chết ngay từ phần mở đầu phim khi truy lùng kẻ đang nắm giữ bản danh sách toàn bộ điệp viên nằm vùng khắp thế giới mà MI6 đã cài đặt. Số điệp viên này lần lượt bị thủ tiêu vì danh sách được công bố. Người ra tay đoạt lại thiết bị lưu giữ bản danh sách không ai khác ngoài James Bond.

Đạo diễn Sam Mendes và các cộng sự tự giải quyết mọi thắc mắc: 007 là ai, từ đâu đến, vai trò chính của 007 trong MI6 là gì, 007 có hay không liên quan đến những nhiệm vụ trong quá khứ của MI6… bằng số tiền đầu tư Skyfall lên đến 150 triệu USD. Một gương mặt khác, mưu mô và lạnh lùng của bà M - sếp trực tiếp của Bond được lật tẩy trong Skyfall là nét mới, hợp cùng sự khắc họa một người hùng - siêu điệp viên vẫn có thể bị đánh bại, khiến người xem cảm thấy 007 “đời” hơn so với những gì Pierce Brosnan, Timothy Dalton hay xa hơn là Roger Moore và Sean Connery đã làm.

4 năm là quá đủ cho những ai mê thể loại phim James Bond từ sau khi Quantum of solace (Định mức khuây khỏa) ra rạp năm 2008. Những pha hành động đã làm nên phong cách riêng của sê ri phim 007 suốt 50 năm qua dĩ nhiên không thể thiếu trong tập mới nhất. Khán giả hồi hộp, rồi choáng váng trước màn đánh nhau tay đôi trên nóc tàu hỏa giữa James Bond và đối thủ, hay màn chạy xe mô tô trên nóc những ngôi nhà cổ ở thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Nhân vật phản diện Raoul Silva qua diễn xuất tài tình của Javier Bardem đã tạo dấu ấn đậm nét.

Vẫn còn đó một James Bond ăn mặc thời trang, chải chuốt, một tay sát gái siêu hạng cùng những câu thoại dí dỏm, thông minh và hàng loạt nhãn hiệu tiêu dùng xuất hiện dày đặc trên phim, nhưng để có một đoạn quảng cáo Heineken với James Bond (Daniel Craig) tay cầm chai bia màu xanh lá quen thuộc thì có lẽ chỉ Skyfall mới thấy!

Xem xong Skyfall - cuộc phiêu lưu thứ 25 của 007, nghe ca khúc cùng tên do ngôi sao âm nhạc Anh Adele sáng tác với Thomas Newman và được chính cô thể hiện trên phim, thì cho dù một số đoạn có bị kéo dài không cần thiết nhưng nhiều khán giả sẽ hài lòng và tự nhủ: mừng sinh nhật lần thứ 50 của ông Bond!

Phim khởi chiếu tại VN từ 2.11, trước Bắc Mỹ một tuần.

Đỗ Tuấn

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

1.  Psycho (Đạo diễn: Alfred Hitchcock, 1960)

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

Nói đến cảnh phòng tắm giật gân, phim sẽ được nhắc tới đầu tiên. Phân đoạn nhân vật Marion Crane (diễn viên Janet Leigh thủ vai) bị đâm tới tấp dưới vòi hoa sen không ngừng làm “đứng tim” khán giả suốt 4 thập kỷ nay.

2. (Đạo diễn: Stanley Kubrick, 1980)

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

Dựa trên cuốn tiểu thuyết của Stephen King, The Shining xoay quanh ngôi nhà ma ám gia đình nhà văn Jack Torrance (Jack Nicholson đóng) chuyển đến nghỉ đông. Một trong những cảnh kinh dị nhất phim là khi Jack ôm hôn mê muội một cô gái trong phòng tắm, nhưng khi nhìn vào gương, ông thấy mình đang ôm một... xác chết. Jack bỏ chạy nhưng xác chết ngay lập tức đuổi theo ông sát nút!

3. Final Destination (Đạo diễn: James Wong, 2000)

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

Loạt phim Final Destination với lời nhắn nhủ “Bạn có thể chết bất cứ lúc nào” cũng là một nhận định cho kết luận: Phòng tắm như một trong những nơi nguy hiểm nhất. Chỉ vì một chút nước trên sàn mà nhân vật Tod Waggner đã phải bỏ mạng.

4. A Nightmare on Elm Street (Đạo diễn: Wes Craven, 1984)

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

Bộ phim đầu tiên trong loạt phim về tên giết người Freddy Krueger ghê rợn này đã đẩy cao nỗi sợ trong khán giả khi kết hợp thế giới mơ và thực trong một cảnh phòng tắm đầy ám ảnh.

5. Ju-on: The Grudge (Đạo diễn: Takashi Shimizu, 2002)

Top 5 cảnh kinh dị nhất trong phòng tắm

Trong những năm gần đây, con ma tóc dài của Ju-on: The Grudge đã dựng lại nỗi sợ của khán giả khi phải bước vào phòng tắm. Bởi lẽ chắc chắn không ai muốn sờ thấy một bàn tay lạnh ngắt sau gáy mình khi đang đứng dưới vòi hoa sen.

Theo Tiin Pooh/Đất Việt

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường

Dạo gần đây, hai chàng đẹp trai của nhóm V.Music đang ráo riết ghi hình bộ phim truyền hình Mười bảy tuổi rưỡi. Muốn gặp họ, chỉ có cách đến tận phim trường. Tại đây, chúng tôi được diện kiến hai "siêu quậy" Ngọc Minh, Ngọc Khanh. Hở ra là hai anh chàng lại tranh thủ chọc cả đoàn cười rần, thậm chí còn rủ rê bạn diễn cùng nhảy Gangnam Style!

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 1
Cả đám cùng nhảy điệu ngựa

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 2
Ngọc Minh, Song Ngư, Đỗ Thụy Khanh, Yu Dương và Ngọc Khanh
- "đội quân siêu quậy" tại phim trường

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 3
Cực chăm "tự sướng"

Mười bảy tuổi rưỡi là phim kết hợp âm nhạc dành cho tuổi teen. Các tình huống trong mỗi tập phim tái hiện đời sống sinh hoạt bạn bè, gia đình, nhiều vấn đề được quan tâm và tác động đến tuổi mới lớn như đường đến tương lai, khát khao thực hiện mơ ước... thông qua bốn nhân vật chính: Hào Kiệt, Hải Đăng, Bách Hợp, Thùy Dương (do Ngọc Minh, Ngọc Khanh ( V.Music), Yu Dương, Song Ngư đảm nhận).

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 4

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 5
Nghịch giờ nghỉ nhưng khi làm việc thì trai xinh - gái đẹp nhà ta rất nghiêm túc

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 6

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 7
"Ma nữ" Yu Dương diện áo dài trắng trông rất trong sáng, không hề ma quái như trước

Âm nhạc trong phim được trau chuốt kỹ lưỡng, bởi đây là yếu tố hỗ trợ nội dung và "lên tinh thần" cho khán giả xuyên suốt 30 tập phim. Nhạc phim có chủ đề ca ngợi tình bạn trong sáng, vượt qua thử thách, khát vọng vun đắp tương lai, hoàn thành ước mơ... được thể hiện bởi giọng ca của nhóm V.Music.

V.Music nhảy "Gangnam Style" loạn phim trường 8
Ngọc Minh tranh thủ nghiên cứu kịch bản cùng Yu Dương

Mười bảy tuổi rưỡi dự kiến lên sóng trên truyền hình lúc 17 giờ chiều thứ 4, 5, 6, 7 trong thời gian tới.

NSND Trà Giang: Mối tình đầu tiên và mối tình cuối cùng

"Hồi ấy, tôi 25 tuổi, anh Ngọc 27 tuổi. Sau này, tôi đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng, tôi đã gặp may khi lấy được anh ấy. Khi chồng tôi còn sống, tôi đã nói lên điều này với anh bởi tấm lòng, sự hiểu biết và sự hy sinh mà anh ấy dành cho mình. Yêu và lấy nghệ sĩ, anh ấy phải đối diện với nhiều điều ra tiếng vào, kể cả những đồn đại trong giới nghệ sĩ. Nhiều người hỏi anh, có ghen không? Ai mà không ghen, nhưng đã xác định vợ là nghệ sĩ rồi mà. Tôi đã được gặp một người chồng bao dung, đức độ và thương vợ hết lòng", NSND Trà Giang chia sẻ.

Tôi đã lên kế hoạch phỏng vấn NSND Trà Giang từ hơn một năm trước, song vì nhiều lý do những cuộc hẹn không thành. Những món quà Hà Nội tới lớp học vẽ của bà, đó là lạc rang húng lìu bà Vân ở 76 Bà Triệu, trà Thái Nguyên của cụ bà trên đường Trần Nhân Tông và ômai quất hồng bì Vạn Lợi. Đó là ba đặc sản Hà thành khiến Trà Giang thích thú nhất.

Trở lại Sài Gòn dịp này, chúng tôi gặp nhau trong nước mắt khi cha của bà qua đời. NSND Trà Giang là con gái của NSƯT Nguyễn Văn Khánh. Theo cha ra Bắc tập kết, Trà Giang đã từng lên sân khấu biểu diễn. Bà đã có ý định thi tuyển diễn viên múa và cải lương. Nhưng sau này, Điện ảnh đã chọn Trà Giang và cho bà nhiều vai diễn để đời. Tôi gom nhặt những câu chuyện để tặng bạn đọc bài viết này, cũng là cách tri ân với người phụ nữ mà tôi rất kính trọng trong đời làm báo của mình.

Cái tên Trà Giang đã có từ khi nào, thưa bà?

Cái tên này đã có từ lúc tôi sinh ra vào năm 1942. Quê ba tôi ở Quảng Ngãi có con sông Trà Khúc. Ba lấy mẹ là người Phan Thiết. Tôi sinh ra ở Phan Thiết và cả 6 anh chị em tôi đều được ba mẹ đặt tên về quê hương Quảng Ngãi. Anh lớn là Ấn Sơn (núi Thiên Ấn), rồi đến Trà Giang, Bút Sơn, Thạch Bích… Tình yêu quê hương của ba đã truyền lửa cho chúng tôi luôn hướng về quê hương mình.

Xem lại phim “Chị Tư Hậu”, có cảm giác tuổi 20 của thế hệ hôm nay không chững chạc như thế hệ của bà?

Không biết có phải tôi già trước tuổi không, nhưng xem lại phim ấy cũng thấy mình già dặn quá. Tôi nhận vai Tư Hậu lúc 20 tuổi. Hồi nhỏ, tôi đã từng theo ba mẹ lên vùng kháng chiến, rất gian khổ, nhìn những trận Tây đưa quân đi càn, bắn giết nhân dân.

Cảnh ba tôi đi hoạt động, má tôi bị bắt. Tôi cảm nhận được những điều có trong kịch bản và sống thật với tình cảm nhân vật. Tự tổng kết cuộc đời diễn viên của mình, trong các nhân vật mình đóng, từ vai Kiên trong phim Một ngày đầu thu, vai người phụ nữ công giáo không tiến bộ, rất an phận, ghen khi chồng đi hoạt động Cách mạng, đến vai Tư Hậu, nhân vật của tôi đã tiến lên một bước nữa, tầm nhân vật đã phát triển.

Giờ đây khi được xem lại phim Chị Tư Hậu, tôi vẫn rất xúc động vì đạo diễn Phạm Kỳ Nam và anh Khánh Dư đã mất rồi. Bác Ba Du và nhiều người trong phim không còn nữa. Trở về kỷ niệm một thời trẻ của chúng tôi, thấy tự hào và nhớ mãi…

Là người phụ nữ có đôi mắt to, đen sâu thẳm, diễn bằng nội tâm, trong các phim Ngày lễ thánh, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, khán giả luôn nhìn thấy trong đôi mắt ấy nỗi đau thương và lòng uất hận, chan chứa cả những khát khao hạnh phúc. Bà có nghĩ rằng, đôi mắt là một lợi thế đặc biệt giúp bà thể hiện thành công các vai diễn của mình?

Tôi không nghĩ mình có đôi mắt đẹp. Tôi chỉ nghĩ là, trong nghề diễn viên điện ảnh, đôi mắt là quan trọng nhất, thể hiện được tình cảm của nhân vật. Không hiểu sao đôi mắt của tôi nói được những điều khán giả cảm nhận. Tôi luôn trân quí tình cảm nơi người hâm mộ dành cho mình suốt những năm tháng qua.

NSND Trà Giang: Mối tình đầu tiên và mối tình cuối cùng

Bà là người hạnh phúc và may mắn khi được sống cùng thời với nhân vật. Hãy kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện làm phim đáng nhớ?

Trong thời kỳ làm phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, chúng tôi đóng phim ở vùng Vĩnh Linh, gặp một đoàn du kích ban ngày ra nghỉ ngơi tập luyện, ban đêm vượt sông tuyến vào Nam chiến đấu. Trong những người tôi gặp để ghi chép cho nhân vật của mình, đó là o Thảo. Cuộc gặp gỡ ghi mãi dấu ấn trong tim tôi để tạo nên thành công cho vai Dịu.

Sau này, vào năm 1999, đi Liên hoan Phim ở Huế, tôi và đạo diễn Hải Ninh trở về Gio Linh, Gio Thủy tay cầm ảnh o Thảo trên tay, mong gặp lại bà. Đến trước cơ quan Huyện ủy Gio Linh, mọi người ồ lên khi nhận ra người trong ảnh. Chúng tôi mừng lắm, và theo một đồng chí Huyện ủy lên xe về gia đình và biết được o Thảo đã hy sinh năm 1972.

Cuộc gặp gỡ rất cảm động. Tôi và người chị dâu, em trai của o Thảo ôm nhau khóc. Chính tôi cũng không ngờ, khi bộ phim hoàn thành thì o Thảo đã hy sinh ở chiến trường Miền Nam. Những cuộc gặp gỡ như thế cứ làm cho ký ức trào về, hiển hiện những khuôn mặt người rám nắng, hanh hao và phảng phất nỗi buồn chiến tranh hằn lên trên nếp nhăn của họ.

Chúng tôi lấy việc đi thực tế là một hạnh phúc rất lớn. Trước tôi có chị Mai Châu, chị Đức Hoàn đều lên sống với người dân tộc Mèo, và sau đó khi ra trường, chúng tôi nối tiếp các chị. Phim nào chúng tôi cũng đều đi thực tế cả. Phim Lửa rừng lên vùng Ken Đu, vùng giáp ranh với Lào, không có đường ô tô, leo núi và lội suối 3 ngày đi bộ, đến ở với đồng bào, xem phong tục tập quán của đồng bào. Cứ có điều kiện là chúng tôi đi thực tế. Hồi ấy chúng tôi luôn có thái độ làm việc nghiêm túc.

Liên hoan Phim Mátxcơva năm 1973, có một nhà báo Mỹ đến gặp tôi. Tôi rất ngại, ngại họ có thiện chí hay không? Nhà báo nói thấy xấu hổ khi người Mỹ gây đau thương cho dân tộc Việt Nam. Nhà báo hỏi: Trong phim thì như vậy, liệu ngoài đời có như thế không? Tôi trả lời, ở nước tôi, giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Chị Út Tịch còn nói đánh giặc đến khi còn cái lai quần cũng đánh! Tôi mặc bộ áo dài dân tộc. Người phiên dịch không hiểu lai quần là gì. Tôi chỉ gấu quần phía dưới, nữ nhà báo Mỹ cười…

Suy nghĩ của bà về nền điện ảnh Việt Nam hôm nay?

Suy nghĩ của bà về nền điện ảnh Việt Nam hôm nay?

Thế hệ diễn viên của tôi gặt hái được một số thành công, cố gắng hết sức của mình để diễn đạt cuộc sống của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Điện ảnh hôm nay, một người, một số người tâm huyết thôi chưa đủ. Hồi đó là cả một tập thể lớn luôn vì một nền điện ảnh dân tộc, vì nhau, trân trọng nhau và luôn quên mình.

Chúng tôi mừng và kỳ vọng nhiều vào các bạn nghệ sĩ trẻ hôm nay, họ sẽ thay thế xứng đáng lớp đàn anh.

Từ năm 1990, bà không đóng phim nữa và đã từng đứng trên bục giảng. Nhưng chưa được bao lâu, bà nghỉ dạy và chuyển công tác về Viện Tư liệu phim. Vì sao bà không theo nghiệp giảng dạy như ba mình?

Đó là bi kịch của tôi. Khi về Trường Điện ảnh, máu làm phim còn đeo đẳng. Tôi muốn được đi nhiều hơn và giao du với bạn bè. Tôi không kiên trì trong việc dạy dỗ vì khả năng sư phạm không có, và tôi thấy các em thích đi làm phim hơn và thích trở thành người nổi tiếng hơn là đến lớp trả bài cho thầy và xây dựng các tiểu phẩm. Tự tôi chán mình và bỏ cuộc. Đó là nhược điểm lớn nhất trong đời nghệ sĩ của tôi.

Những kỷ niệm nào là dấu ấn nhất của bà với ba mình?

Hồi tập kết ra Bắc cùng gia đình, chính ba tôi đã báo rằng sắp có một đoàn chuyên gia Liên Xô tuyển diễn viên điện ảnh. Tôi nghe lời ông đi thi và cũng rất tự tin khi đóng tiểu phẩm. Thực ra trước đó, mỗi lần ông dàn dựng vở diễn Epghênhi Ônêgin, tôi đã học được rất nhiều từ đọc thơ, diễn kịch và hát. Tiểu phẩm hôm thi tuyển diễn viên của tôi còn nhớ mãi là lấy bàn tay làm gương trang điểm.

Ảnh tôi mang đi thi do chính tay ba chụp hình con gái. Ông mong cho tôi theo nghiệp nghệ thuật của cha và mong muốn “con hơn cha là nhà có phúc”. Sau này, khi sinh Bích Trà được 3 tháng, chính ông là người động viên tôi đi Liên hoan phim Quốc tế Matxcơva.

Sau Hiệp định Paris được ký kết, cha tôi đã lấy những sợi dây điện Mac Namara nhiều màu tết thành giỏ xách tặng con gái để gửi tặng bạn bè. Lần sang Liên Xô dự Liên hoan phim, tôi đã tặng món quà ấy của ba cho một nhà báo Mỹ.

Đó là món quà có ý nghĩa nhất dành tặng cho khán giả của Liên hoan phim và người bên kia chiến tuyến. Tôi hài lòng khi chọn nghề diễn viên không phải mang lại cho mình sự nổi tiếng, mà nghề này đã đưa tôi đến nhiều cuộc đời. Hàng ngày chăm sóc ông mà tôi vẫn ứa nước mắt vì quá thương yêu ba, vì sự nghiệp điện ảnh 40 năm qua của tôi luôn có ông ở đằng sau.

Gia đình tôi có Trà Giang, Bích Trà và cháu gái Hồng Anh là nối nghiệp nghệ thuật của ba. Có một lần ông gọi riêng tôi vào phòng và đưa tiền nói mua một sợi dây chuyền thật đẹp để tặng cháu ngoại Bích Trà. Ông yêu nó và mong sự nghiệp của con gái tôi vẫn sẽ tiếp tục tốt đẹp hơn. Bích Trà đã luôn làm ông ngoại hài lòng trong những lần trở về lưu diễn tại Việt Nam.

NSND Trà Giang và con gái Bích Trà.
NSND Trà Giang và con gái Bích Trà.
 
 
Bà có nghĩ mình là người hy sinh cho con gái theo đuổi nghề nghiệp, khi mà Bích Trà cứ muốn học mãi mà chưa về Việt Nam và chưa chịu lấy chồng?

Có một điều này mà ít ai hiểu được là tôi ở cùng ba mẹ ruột và chăm ông bà đến khi các cụ lần lượt qua đời, mẹ tôi mất lúc 92 tuổi, 2 năm sau bố cũng theo mẹ về với tổ tiên. Bích Trà mỗi năm cũng thu xếp lịch về Việt Nam biểu diễn và ở nhà với tôi khoảng 2 tuần. Có lẽ là hơn 10 năm qua, ít khi tôi hỏi chuyện riêng của con, mặc dù trong lòng vẫn mong tin và lo lắng cho nó.

Tôi sinh được duy nhất một người con gái là Bích Trà, ghép tên đệm của mẹ và cha. Người ta nói sinh con một khó ngoan vì nó được nuông chiều.

Tôi nuôi con như bao bà mẹ khác, dạy dỗ con sống khỏe mạnh và thương yêu mọi người, hướng cho con học hành chăm ngoan. May là Bích Trà rất thương yêu bố mẹ và ông bà.

14 tuổi Bích Trà sang Nga học tập, Trà đã viết thư về nhà cảm ơn ba mẹ đã dạy con nhân cách sống. 14 tuổi cháu đã biết nghĩ như thế. Liên Xô tan rã, sinh viên Việt Nam gặp khó khăn nhưng các giáo sư vẫn dạy dỗ tận tình và hướng cho con học tiếp ở Học viện Hoàng gia London. Những lần trở về nhà của Trà thật ngắn ngủi.

Ban ngày con tranh thủ tập đàn, mẹ sang phòng vẽ. Ngày cuối tuần, cả nhà cùng đi viếng mộ. Khi anh Bích Ngọc còn sống, có lần con gái yêu tựa vào bờ vai tôi hỏi nhỏ: “Mẹ có thích con lấy chồng không?”. Tôi chỉ cười: “Chịu khó học đã, chuyện đó tính sau”.

Sau này, những lần về nước bị hỏi hoài chuyện lấy chồng, Bích Trà cười tươi như hoa nói với mẹ: “Mẹ à, sao mỗi lần gặp con, mọi người đều cùng chung một câu hỏi: Trà, bao giờ cho bác ăn kẹo? Mẹ mua kẹo sẵn để trong nhà mời các bác nhé!”. Tôi biết con luôn muốn làm mẹ vui, kể cả trong câu chuyện kể về nó.

Tôi không giục giã chuyện này, vì chính mình đã luôn khuyên nó học, mà hình như nó đang muốn học suốt đời… Học, như thể thấy luôn bị thiếu các tri thức âm nhạc hàn lâm trên thế giới. Tôi luôn tôn trọng con gái mà không bao giờ thấy có sự hy sinh ở đây.

Anh Bích Ngọc đã đi xa 13 năm rồi và Bích Trà đã theo nghiệp đàn của bố. Thời bao cấp, nhà nghèo nhưng chúng tôi cũng dành dụm tiền mua đàn piano cho con, nhắc nhở con học hành đến nơi đến chốn và không được lùi bước. Chỉ tiếc là anh Bích Ngọc đã không được chứng kiến thành quả của Bích Trà sau 26 năm xa Tổ quốc và lập nghiệp nơi đất khách, không tận hưởng được hạnh phúc mà anh ấy luôn mơ về con gái mình…

Khán giả yêu điện ảnh luôn gặp lại bà trên màn ảnh, trong các kỳ họp Quốc hội hoặc trên hàng ghế giám khảo các kỳ thi hoa hậu. Bà thấy những công việc này có phù hợp với mình không?

Đấy là sự tín nhiệm của Chính phủ và của Ban tổ chức các cuộc thi sắc đẹp. Tôi thấy những việc này mình đã tham gia vì sự tín nhiệm ấy và tròn vai.

Đã rất lâu rồi bà không đóng phim?

Tôi chủ động không tham gia phim ảnh nữa do không theo kịp điện ảnh thời đổi mới. Đó là quyết định đúng đắn. Tôi biết tự cân bằng cuộc sống cho mình và đến với hội họa. Tôi tìm về màu sắc trong những bức vẽ hoa để làm vui cho mình. Lớp học vẽ của những người bạn lớn tuổi đã xích chúng tôi lại gần nhau hơn, thấy yêu cuộc đời hơn và muốn sống vì nhau. Năm 1999 là một năm bi kịch của đời tôi khi anh Bích Ngọc ra đi đột ngột.

Tôi cũng tránh tham gia các sự kiện, phim ảnh và vùi mình bên giá vẽ. Tôi vẽ liên tục và cũng tham gia triển lãm tranh cùng bạn bè, với nhóm “Hương cỏ”. Có nhiều bức vẽ đẹp đã được người thân đặt mua với giá “tình thân” như tiếp thêm sức mạnh cho tôi đến với niềm đam mê mới.

Dừng cuộc chơi điện ảnh, tôi vẫn chưa thanh thản vì không nghĩ mình đã dừng lại. Tôi rất nhớ nghề, 20 năm không được diễn là nỗi đau rất lớn trong cuộc đời tôi.

Thế hệ nghệ sĩ điện ảnh của bà và kể cả Khóa 2 sau này như Phương Thanh, Minh Châu, Thanh Quí… ít có tai tiếng dính líu đến xìcăngđan. Khán giả yêu điện ảnh ngưỡng mộ cái tên Trà Giang như một viên ngọc sáng của một thời gắn liền với điện ảnh Cách mạng, nhưng vẫn muốn có một chút tò mò về chuyện riêng của bà, chuyện mối tình đầu, chuyện với Giáo sư Bích Ngọc? Nếu được cho phép bà có điều gì muốn tâm sự không?

Trong chuyện tình cảm của tôi thời con gái, ba cũng mong muốn tôi lấy người Miền Nam để trở lại Sài Gòn. Những anh chàng người Nam lăm le đến nhà, bao giờ ông cũng khoái hơn và vui ra mặt.

Chuyện của tôi với anh Bích Ngọc như thế này, anh của anh ấy là nhà văn Nguyễn Thành Long có quen biết gia đình tôi và chúng tôi tìm hiểu nhau.

Hồi ấy, tôi 25 tuổi, anh Ngọc 27 tuổi. Sau này, tôi đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng, tôi đã gặp may khi lấy được anh ấy. Khi chồng tôi còn sống, tôi đã nói lên điều này với anh bởi tấm lòng, sự hiểu biết và sự hy sinh mà anh ấy dành cho mình.

Yêu và lấy nghệ sĩ, anh ấy phải đối diện với nhiều điều ra tiếng vào, kể cả những đồn đại trong giới nghệ sĩ.

Nhiều người hỏi anh, có ghen không? Ai mà không ghen, nhưng đã xác định vợ là nghệ sĩ rồi mà. Tôi đã được gặp một người chồng bao dung, đức độ và thương vợ hết lòng.

Giáo sư Bích Ngọc có phải là mối tình đầu của bà không?

Đó là mối tình đầu và là mối tình lớn trong cuộc đời tôi.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với anh Bích Ngọc là tự anh cho con gái Bích Trà bú bình trong suốt một tuần lễ khi cháu mới ba tháng tuổi để tôi đi dự LHP Điện ảnh tại Mátxcơva.

Nhưng sau này, ở những cuộc gặp mặt của anh em nghệ sĩ điện ảnh, mọi người vẫn nhắc đến một số cái tên, hình như gọi là có một chút chút tình cảm với Trà Giang. Không hiểu thực hư ra sao thưa bà, bởi vì ngày xưa, thuở đôi mươi của bà quá đẹp và nồng nàn, như những nhân vật trong phim của bà vậy?

(Cười). Tôi biết thế nào chị cũng đưa tôi vào tình thế này, vì chị cũng biết những cuộc gặp với bạn bè thân yêu của tôi ở Hà Nội. Có lẽ không thể từ chối được câu hỏi này, nhưng liệu nói thật mọi người có tin không?

Tôi đóng phim Một ngày đầu thu, Chị Tư Hậu lúc 20 tuổi. Đoàn làm phim rong ruổi nhiều tháng trời. Thời của chúng tôi trong sáng lắm, có thích nhau và mê nhau cũng chỉ là sự cảm phục và trân trọng nhau thôi, có dám thổ lộ đâu. Có phim, cùng lúc nhiều anh quan tâm đến mình, quí mình, nhưng cũng chỉ dừng lại ở ánh nhìn và sự chiều chuộng thông thường của bạn đồng nghiệp.

Thực ra, tình cảm của đạo diễn dành cho diễn viên nữ chính hơn người khác cũng là lẽ thường, đạo diễn Khánh Dư và đạo diễn Hải Ninh với Trà Giang thì như thế nào nhỉ?

Tôi chưa hiểu lắm câu hỏi này, có đúng là, hai anh ấy có yêu Trà Giang không, đúng chưa?

Sau này, khi đã là ông, là bà, mỗi lần trở ra Hà Nội, tôi tránh nhiều cơ hội để ít gặp lại các anh vì sợ bị hiểu lầm. Nói ra không ai tin là chúng tôi không có chuyện gì và tôi không thanh minh. Chỉ biết rằng, tôi quí trọng anh Khánh Dư nhất vì sống hồn nhiên, chất nghệ sĩ mạnh, niềm vui thì anh thể hiện bằng la hét, không làm được thì anh vò đầu bứt tai, khó chịu. Có một chi tiết này, khi làm phim Chị Tư Hậu, tôi bị dị ứng phải ra Đồng Hới chữa bệnh, tôi phải ngủ lại đêm với một đồng chí phụ quay. Chị tin không, vẫn rất trong sáng…

Làm phim Lửa rừng, anh Trần Phương có tán tỉnh Trà Giang và Tuệ Minh, nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự vui đùa cho đỡ căng thẳng mà thôi.

Ngạc nhiên nhất là trên một bài báo, một cựu cầu thủ có chơi thân với ba Khánh của tôi, nói rằng, vợ ông ghen với Trà Giang buộc ông ấy phải xé hết ảnh của bà. Thật là vô lý, khi một ai đó ngộ nhận về tình cảm của mình.
 
Còn một vài người nữa thì thiên hạ cũng đổ thừa kiểu “họ yêu nhau nhưng không lấy được nhau” nhưng phải thành thật với mình và lương tâm một điều là anh Bích Ngọc là tình yêu duy nhất trong cuộc đời của tôi. Sự quan tâm chăm sóc của chồng dành cho mình những ngày đi làm phim, nâng giấc ngủ, bóc quả cam, pha ly sữa và dạy tôi cách chèo thuyền thúng đóng phim… vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ. Anh ấy là mối tình đầu và cũng là mối tình cuối cùng trong cuộc đời tôi.
 
 

NSND Trà Giang năm nay tròn 70 tuổi. Bà đã tin cậy và sẻ chia những chuyện buồn vui trong cuộc đời mình, như là cách tri ân cuộc đời đã cho bà đi qua nhiều cuộc đời để thấy mình vẫn hạnh phúc nhiều hơn những o Thảo và nhiều o khác của nơi Vĩ tuyến 17 ngày và đêm giao tranh ác liệt.

Bà luôn biết ơn đến hai người quan trọng tạo nên thành công nghiệp diễn của mình là Giáo sư violon Bích Ngọc, chồng bà, và nghệ sĩ piano Bích Trà, cô con gái rượu duy nhất.

Khi những trang báo này đến tay bạn đọc thì NSND Trà Giang đã sang nước Anh với con gái. Đây sẽ là chuyến đi dài và con gái sẽ được bà dành cho nhiều tình yêu thương hơn, vì bà đã làm tròn bổn phận đạo làm con, tận tụy hết lòng với ba mẹ những năm tháng cuối đời. Tôi luôn tin là họ sẽ rất vui và hạnh phúc!

 
 
 
Theo Trần Thanh Hạnh
  An ninh thế giới cuối tháng

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Những bộ phim sau đây có thể làm mới cho buổi tối Halloween năm nay của teen đấy.

1. Zombieland (Đạo diễn: Ruben Fleischer, 2009)

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Phim toàn zombie ghê rợn mà lại hài? Tại sao không chứ? Nhân vật Tallahasse (Woody Harrelson), tay giết zombie với vẻ mặt luôn tưng tửng, đủ khiến khán giả xem phì cười, chưa nói đến những tình huống dở khóc dở cười giữa các nhân vật chính khác trên hành trình chạy trốn zombie của họ. Bộ phim còn có một danh sách các cách chống zombie được Columbus (Jesse Eisenberg thủ vai) thu thập, vì vậy rất hữu dụng cho Halloween.

2. Shaun of the Dead (Đạo diễn: Edgar Wright, 2004)

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Trước Zombieland, Shaun of the Dead cũng là một phim zombie hài đình đám. Bộ phim xoay quanh chàng trai Shaun hậu đậu phải đảm đương trách nhiệm hạ gục cả thành phố toàn zombie. Tiết tấu nhanh với nhiều chi tiết ấn tượng, thêm những lời thoại hài hước đậm chất Anh Quốc, Shaun of the Dead mang về một đề cử BAFTA và được liệt vào danh sách những bộ phim kinh dị xuất sắc nhất.

3. Cabin in the Woods (Đạo diễn: Drew Goddard, 2011)

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Zombie vẫn là một lựa chọn yêu thích của phim kinh dị! Nhưng với các chàng trai cô gái trong thì zombie tấn công họ từ ngoài căn nhà gỗ là do chính họ “lựa chọn”. Bộ phim như phơi bày cấu trúc chung của dòng phim kinh dị với những chi tiết về cách “gài bẫy” các nhân vật chính. Có tính giải trí cao song những con quái vật của Cabin in the Woods sẽ vẫn đem lại một Halloween u ám cho khán giả.

4. Tucker & Dale vs Evil (Đạo diễn: Eli Craig, 2010)

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Nếu đã thấy zombie quá quen thuộc, các fan có thể xem Tucker & Dale vs Evil để thấy hiểu nhầm cũng có tác hại không kém đại dịch. Cho rằng hai lâm dân Tucker và Dale bắt cóc cô bạn mình (trong khi họ cứu cô khỏi chết đuối), nhóm bạn của Allison lập ra một kế hoạch giải cứu hoành tráng. Nhưng họ chỉ làm mọi chuyện tồi tệ thêm với những tai nạn không đáng có.

5. The Rocky Horror Picture Show (Đạo diễn: Jim Sharman, 1975)

5 phim kinh dị khiến khán giả ‘cười đau ruột’

Bộ phim Anh này có thời hạn ra rạp dài nhất lịch sử khi giờ vẫn đang công chiếu ở những rạp độc lập. Thật là một kỷ lục đáng ghi nhận với một bộ phim hài mang tính nhại những phim kinh dị, viễn tưởng loại B khác. The Rocky Horror Picture Show đã được ghi nhận là có những đóng góp nhất định về nghệ thuật và văn hóa, vì vậy các fan rất nên xem bộ phim kinh điển này trong một dịp lễ lâu đời như Halloween nhé!

Theo Tiin Phương Hà/Đất Việt

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình

Sau  Thần tượng phản ảnh hiện tượng fan cuồng thái quá,  Kính vạn bông với những khoảng khắc hồn nhiên của tuổi học trò, nhóm làm phim trẻ  DAMtv tiếp tục cho ra mắt  Mười một – bộ phim kinh dị “xem là sợ”. 
 
Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 1
 
Mười một ra mắt nhân dịp lễ Halloween này. Nhưng ngay khi nhóm sản xuất mới tung trailer, tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Đến khi đoạn phim 22 phút chính thức được đăng lên YoutubeMười một nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi tích cực. 
 
Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 2
 
Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 3
 
Đa số phản ứng của người xem là sợ hú hồn vì những phân đoạn rùng rợn trong phim. Nhìn chung, cách làm phim của  Mười một được đánh giá khá ổn, thậm chí nhiều người còn cho rằng phim hơn hẳn nhiều tác phẩm kinh dị Việt Nam đã từng chiếu ngoài rạp. 
 
Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 4

Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 5
 
Bên cạnh những lời khen tặng dành cho nhóm sản xuất, thì vẫn còn nhiều ý kiến “chê” phim quá lạm dụng tiếng la hét và những cảnh máu me. Sự xuất hiện quá nhiều nhân vật thừa gây loãng phim. Tất nhiên, với một nhóm làm phim trẻ thì thiếu sót là điều không tránh khỏi. 
 
Phim ngắn kinh dị Việt hù dân mạng giật mình 6
 
Mười một kể câu chuyện về cậu bạn quyết tâm đi “bắt” ma trong tòa nhà thiên hạ đồn có người bị giết. Tuy nhiên, bạn thân của cậu lại chưa bao giờ tin vào sự tồn tại của khái niệm ấy. Cả hai đã thách thức nhau trong một trò chơi kinh dị mà cái kết cũng đáng để giật mình.
 

Những chiếc váy in dấu trong lịch sử điện ảnh

Hai chiếc váy từng được nữ diễn viên Vivien Leigh mặc khi vào vai Scarlett O’Hara trong phim “Cuốn theo chiều gió” (1939) hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Victoria and Albert ở thành phố London (Anh).

Những chiếc váy này trước đó đã ở tình trạng gần như không thể sử dụng được nữa nhưng công tác phục chế đã giúp hai chiếc váy lần đầu tiên sau 73 năm được ra mắt công chúng trở lại.

Hai chiếc váy này nằm trong số những phục trang nổi bật nhất từng xuất hiện trên màn ảnh Hollywood. Chúng đã xuất hiện trong một bộ phim có vị trí quan trọng hàng đầu của nền điện ảnh thế giới: một trong những phim màu đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh rộng và đã giành được 10 giải Oscar.
 

Chiếc váy dạ xanh và váy dạ hội khiêu vũ màu đỏ xuất hiện tại triển lãm ở London

Chiếc váy dạ xanh và váy dạ hội khiêu vũ màu đỏ xuất hiện tại triển lãm ở London

Chiếc váy dạ xanh và váy dạ hội khiêu vũ màu đỏ xuất hiện tại triển lãm ở London

Nh

Nh

Những cảnh quay của Vivien Leigh trong phim cùng hai bộ phục trang ấn tượng

Cùng được trưng bày tại triển lãm Hollywood Costume ở London còn có chiếc váy đen dài ôm sát từng xuất hiện trong bộ phim “Breakfast At Tiffany” (1961). Chiếc váy đen này đã từng một thời làm chao đảo người xem và trở thành một biểu tượng thời trang của thập niên 1960. Hình ảnh của nữ diễn viên Audrey Hepburn đã được chọn làm hình xuất hiện trên poster giới thiệu phim. Sau này, nó cũng là bức hình khiến khán giả nhớ tới Audrey Hepburn nhiều nhất.

Chiếc váy đen ôm sát của Audrey Hepburn

Chiếc váy đen ôm sát của Audrey Hepburn

Nhắc tới những chiếc váy thời trang nổi tiếng từng xuất hiện trên màn ảnh không thể bỏ qua chiếc váy trắng xếp li mà Marilyn Monroe từng mặc trong phim “The Seven Year Itch” (1955). Nó đã trở nên nổi tiếng vì cách “trình diễn” quá ấn tượng của cô. Khoảnh khắc Monroe đứng trước ga tàu điện ngầm ở New York và… tung váy sẽ mãi mãi được nhớ tới là một trong những hình ảnh đẹp nhất của ngôi sao này. Năm 2011, chiếc váy được bán tại một cuộc đấu giá và được trả giá 5,6 triệu đô la.

Chiếc váy trắng hở vai của Marilyn Monroe

Chiếc váy trắng hở vai của Marilyn Monroe

Bức tượng nổi tiếng “Forever Marilyn” khắc hoạ Marilyn Monroe trong “shot” hình bất hủ hi

Bức tượng nổi tiếng “Forever Marilyn” khắc hoạ Marilyn Monroe trong “shot” hình bất hủ hiện đang được đặt ở thành phố Palm Springs, bang California.

 
 
Pi Uy
Theo NyTimes

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Hotel Transylvania - bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Có lẽ đối với khán giả nhí, là bộ phim kinh dị “kute” nhất quả đất. Trong phim toàn là những nhân vật mà chỉ nghe đến tên là người xem đã dựng tóc gáy như Dracula Frankenstein, Người sói, Mummy… Nhưng sự thật là khán giả nhí lại “say” bộ phim như điếu đổ. Hóa ra, tất cả đám ma quỷ này, đều đã bị biến tướng dưới lăng kính cực kỳ hài hước.

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Đáng yêu nhất trong phim, không ai khác chính là cô con gái Mavis của Dracula, một cô bé tuổi teen khó bảo, khao khát tìm hiểu thế giới bên ngoài. Lo sợ cho con gái mình bị thế giới loài người “hãm hại”, Dracula tìm đủ mọi cách ngăn cản Mavis vượt ra ngoài bức tường khách sạn Transylvania. Thế nhưng nhìn gương mặt phụng phịu đáng yêu đến nao lòng của con gái, thử hỏi ông bố nào mà không mủi lòng.

Clip Mavis phụng phịu

Mavis muốn đi chơi

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Tuy Dracula "nhức hết cả đầu", tìm mọi cách để con gái được an toàn trong thế giới này, nhưng người tính không bằng trời tính. Một anh chàng “loài người” tóc đỏ như râu ngô đã làm cho cuộc sống an bình của hai cha con họ bị… đe dọa. Anh chàng Jonathan tò mò, ưa khám phá, đã đưa Hotel Transylvania, một nơi tưởng bất khả xâm phạm của ông bố Dracula, ra ánh sáng.

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Qua bộ phim Hotel Transylvania, trong mắt con trẻ, giới ma quỷ bỗng trở nên đáng mến và hài hước. Không ai nghĩ ma quỷ cũng có cuộc sống vui nhộn như thế giới con người. Nhà sản xuất Michelle Murdocca từng thổ lộ: “Tôi muốn làm cho Hotel Transylvania trở thành nơi độc đáo nhất, tập trung tất cả các quái vật kinh điển mà chúng ta đều biết và yêu thích. Tôi muốn biến những ma quỷ đó thành những nhân vật thực sự hấp dẫn, thân thiện và không đáng sợ một chút nào cả”.

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Còn đạo diễn Genndy Tartakovsky cho biết, ông muốn tái tạo một nhân vật từng khiến cả thế giới kinh sợ như Dracula thành một người đàn ông “đẹp trai và mạnh mẽ": "Với các quái vật này, chúng tôi muốn làm bộ phim khiến bọn trẻ không còn sợ hãi nữa. Chính vì thế bộ phim của chúng tôi đầy màu sắc, đặc biệt hài hước với những ma quỷ to lớn và khá ngốc nghếch”.

Tập thể dục dưới nước

Đánh hơi đi nào

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Hotel Transylvania có sự góp giọng của , Adam Sandler, Andy Samberg, Kevin James, Fran Drescher, David Spade, Steve Buscemi, Molly Shannon và Cee-Lo Green. Cho đến cuối tuần trước, bộ phim hoạt hình 3D của hãng Sony này đã thu được 119 triệu USD (khoảng 2.480,5 tỷ đồng) sau gần một tháng trình chiếu.

Hotel Transylvania  bộ phim kinh dị ‘kute nhất quả đất’

Theo Tiin Pooh/Đất Việt

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Mỹ nữ 14 tuổi Elle Fanning khoe tài diễn xuất siêu đỉnh

Trong trailer đã tung ra trước đây, khán giả đã được giới thiệu nội dung của bộ phim Ginger & Rosa. Phác họa về nước Anh hậu thế chiến, bộ phim là câu chuyện của hai cô gái teen Ginger ( thủ vai) và Rosa (Alice Englert). Là bạn thân từ thuở ấu thơ, hai cô gái trải qua bao kỷ niệm với nhau: trốn học, lén hút thuốc, trò chuyện về tôn giáo và chính trị. Họ đều có chung ước mơ thoát khỏi bốn bức tường nhàm chán của gia đình.

Trailer phim Ginger & Rosa

Khi Chiến Tranh Lạnh bắt đầu, những mối quan tâm khác biệt giữa hai cô gái bắt đầu lộ diện. Nếu Ginger theo chủ nghĩa hòa bình và quyết định biểu tình chống chiến tranh thì Rosa chỉ quan tâm đến những cậu bạn trai và các lời thuyết giáo. Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra cũng là lúc tình bạn giữa hai cô gái chấm dứt. Ginger sụp đổ và chỉ biết hy vọng những cố gắng nhỏ nhoi của mình sẽ giúp thế giới của mọi người và chính mình hồi phục.

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

Elle Fanning trong vai Ginger

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

Alice Englert trong vai Rosa

Ba clip hãng phim tung ra để quảng bá cho bộ phim cũng đi theo nội dung phim. Clip 1 là những hình ảnh vui đùa hồn nhiên của hai cô gái; clip 2 vẫn với Ginger & Rosa, nhưng trong cuộc hội thoại, mối quan tâm của hai người hoàn toàn khác nhau. Rosa băn khoăn về cách làm quen với bạn trai, trong khi Ginger muốn tìm hiểu về tư tưởng bình đẳng giới.

Clip số 1 của Ginger & Rosa

Clip số 2 của Ginger & Rosa

Trong clip 3, khi bố mẹ Ginger tỏ vẻ lo ngại với sự trưởng thành sớm của Rosa, thì cô sẵn sàng đứng ra bảo vệ cô bạn: “Cô ấy là bạn thân nhất của con!” – Ginger khẳng định. Khán giả do đó rất tò mò với những diễn biến tiếp theo khi tình bạn giữa hai người thay đổi.

Clip số 3 của Ginger & Rosa

Bộ phim Ginger & Rosa đang chiếu tại Anh sau khi ra mắt tại Liên Hoan Phim London. Với một bộ phim tâm lý lồng ghép khá nhiều đề tài như gia đình, giáo dục và chiến tranh, hai nữ diễn viên chính chắc hẳn đã có sức ép không nhỏ. Tuy nhiên, Alice Englert vốn là con gái của nữ đạo diễn Jane Campion cũng có màn ra mắt ấn tượng với vai đầu tay này; và những lời khen dành cho nữ diễn viên Elle Fanning đã làm giảm sự nghi ngờ về tài năng của cô.

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

Diễn xuất của Elle Fanning được đánh giá cao

Đặc biệt, thông tin cho rằng Elle Fanning sẽ có một đề cử Oscar cho Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc nhất với vai Ginger. Cùng chờ đột phá tiếp theo của nữ diễn viên này sau “Super 8” nhé!

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

“Ginger  Rosa” Elle Fanning Khẳng Định Tài Năng Diễn Xuất

Bộ phim Ginger & Rosa do Sally Potter đạo diễn, dự kiến ra mắt tháng 2/2013.

Theo Tiin Phương Hà/Đất Việt